Tuesday, August 6, 2013

TÊ NHỨC CHÂN TAY

TÊ NHỨC CHÂN TAY Tê nhức chân tay là triệu chứng phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng, từ người già đến người trẻ và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Bệnh thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể và không cần điều trị, nhưng đa phần là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác nhau, từ bệnh lành tính dễ điều trị đến bệnh phức tạp, nguy hiểm đến tính mạng Thông thường, tê nhức chân tay khởi phát rất nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, kiến bò, rất khó chịu. Càng về sau, mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm. Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng… Nguyên nhân gây tê nhức chân tay : Lý giải nguyên nhân gây tê nhức chân tay, Đông y và Tây y có những cách giải thích khác nhau. Theo Tây y, tê nhức chân tay là hậu quả của nhiều chứng bệnh như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hội chứng viêm ống cổ tay gây chèn ép và tổn thương mạch máu và dây thần kinh. Ngoài ra, những bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì, thiếu vitamin và khoáng chất… cũng dễ gây tê nhức chân tay. Với cách nhìn nhận của Y học cổ truyền, tê nhức chân tay hay còn gọi là tê bì (ma mộc) với các triệu chứng rối loạn cảm giác ở tay, chân và chia thành 2 mức độ. Tê (ma) là hiện tượng da bị tê rần nhưng vẫn cảm nhận được kích thích và có thể sinh hoạt bình thường. Bì (mộc) là giai đoạn sau của tê, khi đó tay chân mất hết cảm giác, tê bại hoàn toàn. Người bệnh không còn cảm nhận được kích thích, khó cử động và có thể bị liệt cơ, teo cơ. Hiện nay cũng có những cách nhìn nhận và điều trị bệnh tê nhức chân tay khác nhau,tuy nhiên nếu chữa về mặt tây y thì chỉ điều trị các triệu chứng ban đầu và bên ngoài còn để điều trị căn nguyên bên trong thì các vị thuốc bên đông y có vẻ hiệu quả và chiếm ưu thế hơn. Sau đây là môt số bài thuốc tham khảo trong việc điều trị bệnh tê nhức chân tay : - Độc hoạt...30mg, Tang ký sinh...300mg, Xuyên khung...200mg, Đương quy...200mg, Bạch thược...150mg, Ngưu tất...150mg, Thục địa...100mg, Đẳng sâm...100mg, Tục đoạn...100mg, Cam thảo...50mg, Tần giao...50mg, Tế tân...80mg, Phòng phong...80mg, Quế chi...80mg, Y dĩ...80mg, Mộc thông...80mg. - Thục địa 12g, đương quy 12g, bạch thược 10g, kim ngân hoa 10g, tần giao 8g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 12g, tục đoạn 8g, quế chi 8g, tùng tiết 8g - thục địa 8 phần, sơn thù 4 phần (tẩm rượu sao), phục linh 3 phần, mẫu đơn bì 3 phần (tẩy rượu sao qua), hoài sơn 4 phần, trạch tả 3 phần (tẩm nước muối và rượu sao), gia ngưu tất 3 phần, lộc nhung 4 phần, đỗ trọng 4 phần. Tất cả tán nhỏ, hoà mật ong giã nhuyễn làm viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô để dùng dần. Mỗi lần lấy uống 10-12g với nước sinh mạch nói trên. Phòng bệnh : Và chú ý trong khi lao động, làm việc cần phải thay đổi các tư thế có thể làm tê tay chân như ngồi lâu, đứng lâu, treo mình trên dây hoặc mặc quần áo quá chật… để tránh. Cần ăn uống cân bằng đủ chất hơn để tránh bị thiếu vitamin. Nếu triệu chứng tê tay chân kéo dài, thường xuyên và khó chịu, nên đến các cơ sở y tế sớm để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, có chẩn đoán chính xác để có cách điều trị thích hợp và kịp thời. http://khoeplus.net/suc-khoe/thuoc-te-nhuc-chan-tay-56347.inf

No comments:

Post a Comment