Thursday, October 31, 2013

Thuốc hay từ cây khế

Thuốc hay từ cây khế Lá khế được dùng để chữa mẩn ngứa, sưng đau do dị ứng. Trong dân gian, người ta thường dùng lá khế giã nhỏ hoặc dùng quả giã lấy nước đắp lên những nơi bị lở sơn (sơn ăn). Để chữa hóc xương cá, có thể lấy 3-4 chiếc lá khế rửa sạch, nhai và nuốt dần. Theo đông y, quả khế có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải độc, trị phong nhiệt. Lá khế vị chát tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt. Hoa khế có tác dụng chữa chứng nóng rét qua lại, giải độc thuốc phiện. Rễ khế có tác dụng trị đau đầu và khớp xương đau nhức. Sau đây là một số bài thuốc từ khế: - Đau đầu lâu ngày không khỏi: Rễ khế 30-60 g, đậu phụ 120 g, hầm kỹ, uống nước thuốc và ăn đậu phụ, mỗi ngày 1 lần, mỗi liệu trình kéo dài 1 tuần. - Ho do phong nhiệt, họng sưng đau: Khế tươi ăn ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 quả liên tục trong 3-5 ngày, có tác dụng tiêu viêm và giảm đau khá tốt. - Lở miệng: Khế tươi 2-3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. - Lách to do sốt rét lâu ngày: Khế tươi rửa sạch cắt nhỏ, giã vắt lấy nước cốt, ngày uống 2 lần mỗi lần 100 ml. - Sản hậu phù thũng: Lá khế 15 g, sắc nước uống. - Sỏi tiết niệu: Khế tươi 3-5 quả, rửa sạch, cắt nhỏ, sắc lấy nước, thêm mật ong vào uống, liên tục trong 3-4 tuần. - Tiểu tiện nóng rít: Khế tươi 2-3 quả, cắt nhỏ, giã nát, hòa với nước lạnh, uống ngày 2-3 lần. - Bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ cắt lấy 1/3 phía gần cuống, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát uống khi còn nóng, đồng thời lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi, giã nát rịt vào rốn thì tiểu tiện sẽ thông. - Khớp xương đau nhức: Rễ khế 150 g, rượu trắng 1 lít, ngâm rễ khế với rượu trong khoảng 10 ngày, mỗi lần uống 1 chén con. - Sưng đau do ngã hoặc ung nhọt: Lá khế tươi giã nát, đắp vào chỗ đau, có tác dụng tiêu sưng, giảm đau và giải độc. - Da mẩn ngứa, ngứa âm đạo: Đun nước lá khế ngâm và rửa, có tác dụng sát trùng và chống ngứa rất tốt. - Giải độc thuốc phiện: Hoa khế 15 g sắc uống.

Nguyệt quới

Nguyệt quới Nguyệt quới - Murraya paniculata (L.) Jack, thuộc họ Cam - Rutaceae. Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cao 2-8m, vỏ hơi trăng trắng. Lá kép lông chim lẻ, có 5-9 lá chét mọc so le, nguyên, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn ở gốc, bóng láng, dai, có gân chính nổi rõ. Hoa lớn màu trắng vàng, thơm, thành xim ít hoa ở nách lá hay ở ngọn cây. Quả đỏ, nạc, hình cầu hay hình trứng, có đài tồn tại, với 1-2 hạt hơi hoá gỗ. Bộ phận dùng: Rễ và lá - Radix et Folium Murrayae Paniculatae, thường có tên là Cửu lý hương. Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang trong các rừng còi, cũng thường được trồng làm cảnh và làm hàng rào vì có hương thơm. Trồng bằng hạt. Thu hái rễ và lá quanh năm. Hoa và quả có khi cũng được dùng, thu hái vào mùa khô, dùng tươi hay phơi khô. Thành phần hoá học: Lá cũng như vỏ, có chứa tinh dầu. Các bộ phận của cây, nhất là các cánh hoa, chứa một glycosid gọi là murrayin mà khi có mặt của các acid pha loãng và đun sôi sẽ phân tích ra thành murrayetin và glucose. Cánh hoa phơi khô chứa glucosid scopolin. Murrayin được xem như có tính chất kích thích và làm săn da. Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, hơi ấm; có tác dụng gây tê, trấn kinh, giải biểu tiêu viêm, khư phong hoạt lạc; lá cũng kích thích và thu liễm. Công dụng: Thường dùng trị: 1. Đòn ngã tổn thương, phong thấp đau xương; 2. Đau dạ dày và đau răng; 3. Ỉa chảy, kiết lỵ; 4. Sâu bọ và rắn cắn. Còn được dùng trị dịch viêm não và gây tê cục bộ. Ngày dùng 9-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, ngâm lá tươi để rửa đắp tại chỗ. Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ nghiền ra để ăn và sát lên những chỗ đau của cơ thể, bột lá dùng đắp vết thương và vết đứt; nước sắc lá dùng uống trị phù; lá cũng được dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ; vỏ thân và rễ cũng được dùng trị ỉa chảy. Đơn thuốc: 1. Đau phong thấp: Nguyệt quới, rễ Bông ổi, rễ Móng bò (Champion) mỗi vị 15g, nấu súp với thịt mà ăn hoặc ngâm rượu uống. 2. Đau nhức răng: Vỏ thân hoặc lá tươi nhai, ngậm. 3. Bổ phổi: 5-8g hoa sao khô sắc uống. 4. Ho có đờm: 8-16g lá khô sao vàng sắc uống.

ngũ trảo phong thấp tê bại, gân xương đau nhức

Theo Đông y, lá, vỏ cây, rễ, hạt ngũ trảo đều được dùng làm thuốc. Ngũ trảo có vị đắng the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giảm sốt, làm lưu thông huyết mạch, trừ thấp, kích thích tiêu hóa… Sau đây là công dụng của cây ngũ trảo. -Trị cảm mạo, sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, phong thấp tê bại, gân xương đau nhức, đau thần kinh tọa, phụ nữ đau bụng khi có kinh, hoặc kinh bế đau bụng. Ngày dùng 16 - 40g lá dưới dạng thuốc sắc. -Trị cảm mạo, sốt, nhức đầu, sổ mũi, chúng ta sử dụng lá ngũ trảo (100g), lá bưởi, lá cam (40 g), lá chanh, lá sả, ngải cứu mỗi thứ 20 g. Rửa sạch nấu trong 5 lít nước để xông -Kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon, dễ tiêu, trị hen suyễn: Vỏ cây ngũ trảo sắc hoặc ngâm rượu uống mỗi ngày dùng 6 -12g - Trị đau lưng do gai cột sống: Lá cây đại tướng quân, lá ngũ trảo, bồ công anh. Cả 3 loại đem giả nhỏ thật nhỏ với ít muối, sau đó trộn với ít rượu trắng (khoảng 40 độ) và xào nóng lên rồi đắp vào vùng cột sống bị đau. Khi sử dụng ngũ trảo cần lưu ý: Những người suy nhược, gầy yếu, táo bón không được sử dụng hoặc khi sử dụng phải có sự chỉ định của thầy thuốc.

Ngũ gia bì

Ngũ gia bì. Theo y học cổ truyền, ngũ gia bì có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải biểu. Trong dân gian, ngũ gia bì thường được sử dụng để chữa cảm sốt, họng sưng đau, thấp khớp, đau nhức xương khớp, vết thương sưng đau. Nhiều vùng người ta dùng lá tươi hoặc khô nấu canh ăn thay rau giúp tiêu hóa tốt hơn; rượu ngũ gia bì tăng lực, trừ phong thấp. Hiện nay, ngũ gia bì đã được sản xuất thành viên thuốc bổ (phối hợp với cao kim anh và vài loại khoáng vi lượng) chữa hạ đường huyết, suy nhược, kém ăn, thiếu máu… Đơn thuốc chữa bệnh có sử dụng ngũ gia bì: - Chữa phong thấp đau nhức xương, giúp ăn ngủ ngon, tăng lực: Bột ngũ gia bì 100g ngâm trong 1.000ml rượu, hàng ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Cách làm rượu ngũ gia bì: Vỏ rễ ngũ gia bì cạo sạch lớp bẩn dính bên ngoài; Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, xay tán thành bột. Cứ 100g bột ngũ gia bì cho 1 lít rượu gạo 45 độ, ngâm trong 10 ngày, lắc đều trước khi uống, uống mỗi lần 20ml trước mỗi bữa cơm trưa và chiều. Hoặc ngũ gia bì, mộc qua, tùng tiết, mỗi vị 120g, tán bột mịn, mỗi ngày uống 3 – 4g, ngày 2 lần. Trị bệnh cước khí chân tay sưng đau: Vỏ rễ cây ngũ gia bì, lõi thông, hạt cau, củ gấu, tía tô, chỉ xác, ké đầu ngựa mỗi vị 8-16g, sắc uống 3 lần trong ngày, uống đến khi khỏi bệnh. - Chữa lở ngứa eczema: Lá ngũ gia bì, bạch chỉ, hy thiêm thảo (cây cỏ dĩ), rễ gấc, tỳ giải, thổ phục linh các vị bằng nhau: 20g. Sắc uống ngày một thang. Uống ngày 2 lần vào sáng và tối. Uống trong 7 ngày. - Chữa huyết áp thấp: Dùng viên ngũ gia bì, mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần, 20 ngày là một liệu trình. Người mệt mỏi, cảm sốt ra nhiều mồ hôi: Ngũ gia bì, mẫu đơn bì, xích thược, đương quy mỗi vị 40g, sao vàng tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g. - Chữa sổ mũi, đau họng: Rễ ngũ gia bì 15g, cúc hoa vàng (toàn cây) 35g sắc uống. Uống trong 3-5 ngày. Lưu ý: Phụ nữ có thai không dùng được đơn thuốc có ngũ gia bì. Theo – tuetinh.vn

Dây đau xương chứng đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đòn ngã tổn thương

Dây đau xương có vị đắng, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, thư cân, thanh nhiệt, lợi thấp. Nói cách khác, nó là loại thuốc khu phong, trừ thấp, lợi gân cốt. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa sốt rét, phong thấp, chứng đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đòn ngã tổn thương và để bổ sức. Lá tươi cũng dùng đắp lên các chỗ nhức trong gân cốt và trị rắn cắn. Cách dùng: Mỗi ngày dùng 15-30g đun sôi trong nước uống. Cũng có thể ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với hạt Cốt khí và Đậu đen xanh lòng (kinh nghiệm dân gian). Cũng có thể ngâm rượu với tỷ lệ 1/5, uống ngày 3 lần, mỗi lần một cốc con. Lá thường dùng giã nhỏ vắt lấy nước cốt uống, lấy bã đắp trị rắn cắn, hoặc trộn với rượu để đắp lên chỗ sưng đau. Đơn thuốc: 1. Đau dây thần kinh hông: Dùng Dây đau xương, Lấu bò, Kê huyết đằng, Ngũ vị, Kim ngân, mỗi vị 15g. Đun sôi lấy nước uống. 2. Phong thấp gân xương đau nhức, chân gối rủ mỏi: Dùng Dây đau xương, Bưởi bung, Đơn gối hạc, Cỏ xước, Gấc (rễ), mỗi vị 20-30g sắc uống. 3. Đòn ngã tổn thương hoặc đi chạy nhiều sưng chân hay phong thấp sưng đầu gối: Dùng lá Dây đau xương giã nát chế rượu (hoặc giấm hay nước tiểu trẻ em) vào, vắt lấy nước cốt uống, bã thì chưng nóng bóp và đắp vào chỗ đau.

Sunday, October 13, 2013

mua ban hat chum ngay

mua ban hat chum ngay http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6/cay_chum_ngay_vi_thuoc_quy.pdf http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6 http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6 http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6 mua bán hạt chùm ngây cây chùm ngây vị thuốc quí Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271 Email : thienmy.thich@gmail.com Chùm ngây: loài cây vạn năng cho vùng sinh thái khắc nghiệt Cây chùm ngây còn được gọi là "cây phép mầu", "cây thần diệu", hay "cây phép lạ", bắt nguồn từ tên tiếng Anh là "Miracle tree" Tiếng Ấn Độ là “ Moringa”. Thật vậy, đây là một loài cây đa tác dụng hay nói cách khác là cây vạn năng (multipurpose tree), vì ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các vùng đang phát triển ở châu Á và châu Phi, nó được xem tài nguyên vô giá, chống nạn thiếu dinh dưỡng, Thông tin chi tiết về cây chùm ngây bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng hộ giảm nhẹ thiên tai. Ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, các bộ phận của cây chùm ngây còn có dược tính phổ rộng, được dùng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Chính nền y học cổ truyền của Ấn Độ cũng đã xác định được 300 bệnh khác nhau được điều trị bằng lá của cây này. 1. Về dinh dưỡng học: cây chùm ngây đã thể hiện được rằng, hầu hết các bộ phận sống của nó có chứa đủ các thành phần dinh dưỡng, có thể giúp ích cho sự sống của con người và động vật. 1.1. Lá cây được dùng làm rau ăn (lá, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn dầu dấm ăn thay rau diếp), làm bột cà-ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải khát... Ở châu Phi, nó được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ con. Lá chùm ngây chứa nhiều vitamin và muối khoáng có ích, với hàm lượng rất cao: vitamin C cao gấp 7 lần trong cam, provitamin A cao gấp 4 lần trong cà-rốt, calcium cao gấp 4 lần trong sữa, potassium cao gấp 3 lần trong chuối, sắt cao gấp 3 lần trong rau diếp, và ngay cả protein cũng cao gấp 2 lần trong sữa. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin B, các acid amin có lưu huỳnh như methionin, cystein và nhiều acid amin cần thiết khác. Do vậy, lá chùm ngây được xem là một trong những nguồn dinh dưỡng thực vật có giá trị cao. Trong 100 g bột lá sấy khô có: calori 205, protein (g) 27,1, chất béo (g) 2,3, carbohydrate (g) 38,2, chất xơ (g) 19,2, Ca (mg) 2,003, Mg (mg) 368, P (mg) 204, K (mg) 1,324, Cu (mg) 0,57, Fe (mg) 28,2, S (mg) 870, acid oxalic (mg) 1,6%, vitamin A-β carotene (mg) 16,3, vitamin B1 - thiamin (mg) 2,64, vitamin B2 - riboflavin (mg) 20,5, vitamin B3 - nicotinic acid (mg) 8,2, vitamin C - ascorbic acid (mg) 17,3, vitamin E - tocopherol acetate (mg) 113, arginin (g/16gN) 1,33%, histidin (g/16gN) 0,61%, lysin (g/16gN) 1,32%, tryptophan (g/16gN) 0,43%, phenylanaline (g/16gN) 1,39%, methionine (g/16gN) 0,35%, threonine (g/16gN) 1,19%, leucine (g/16gN) 1,95%, isoleucine (g/16gN) 0,83%, valine (g/16gN) 1,06%. 1.2. Bông chùm ngây có thể dùng để làm rau ăn hoặc làm trà (nhiều nước Tây phương sản xuất trà hoa chùm ngây bán ngoài thị trường), cung cấp tốt nguồn muối khoáng calcium và potassium. Nó cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu rất tốt cho người nuôi ong. Quả non của nó có thể chiên xào để ăn với hương vị như măng tây. 1.3. Hạt chùm ngây chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 - 40% trọng lượng hạt, có nơi trồng chùm ngây ép dầu, năng suất dầu đạt 10 tấn / ha. Dầu hạt chùm ngây chứa 65,7% acid oleic, 9,3% acid palmitic, 7,4% acid stearic và 8,6% acid behenic. Ở Malaysia, hạt chùm ngây được dùng để ăn như đậu phụng. Dầu chùm ngây ăn được, và còn được dùng bôi trơn máy móc, máy đồng hồ, dùng cho công nghệ mỹ phẩm, xà phòng, dùng để chải tóc. Dầu chùm ngây được bán ở thị trường dưới tên gọi tiếng Anh là ben-oil. Chính vì thế cây chùm ngây có tên là "Ben-oil tree". 1.4. Các đoạn rễ non được dùng làm rau thay cho cải ngựa. Cải ngựa là một loài rau diếp với tên khoa học là Armoracia rusticana = Cochlearia armoracia, tên tiếng Anh là Horseradish, vì thế cây chùm ngây còn có tên tiếng Anh là "Horsradish tree" và cũng từ đó người Việt còn gọi nó là "cây cải ngựa". 2. Về y học: nhiều bộ phận của cơ thể cây chùm ngây đã được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. 2.1. Lá, hoa và rễ được dùng trong y học cộng đồng, 1/ chữa trị các khối u. 2/ Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và 3/vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, 4/ lá chùm ngây có tính chất như một kháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ. 5/ Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấy; 6/còn hạt dùng trị trướng bụng. 7/ Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa da. 8/ Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng bần thần, chống nhiễm trùng da. 9/Nó cũng được dùng để điều khiển lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá có thêm nước cà-rốt là một thức uống lợi tiểu. Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho năng lượng tăng gấp bội khi dùng thường xuyên. 10/Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, 11/diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. 12/ Sản phụ ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippines lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao. 13/ Hạt điều trị bệnh viêm dạ dày. Dầu hạt được dùng ngoài để điều trị nấm da. Trường Đại học San Carlos ở Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng như neomycin có khả năng bảo vệ da khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus aureus. Loại kháng sinh này là một hỗn hợp kháng khuẩn và nấm có tên pterygospermin, danh pháp hóa học là glucosinolate 4 alpha-L-rhamnosyloxy benzyl isothiocyanate. Nhiều nơi trên thế giới dùng bột nghiền từ hạt để khử trùng nước sông, nước sông trong mùa lũ có tổng số trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 - 18.000 / 100 ml, được xử lý bằng bột hạt chùm ngây trong vài giờ đồng hồ đã giảm xuống còn 1 - 200 / 100 ml. 14/ . Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ. 15/ Ở Nicaragua, nước sắc rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ được dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh pterygospermin. 2.4. Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy. 2.5. Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu được công bố trong các báo "Phytotherapy Rechearch" và "Hort Science" cũng đã cho thấy các tác dụng khác nhau của các bộ phận cây chùm ngây như, chống hạ đường huyết, giảm sưng tấy, chữa viêm loét dạ dày, điều trị chứng hạ huyết áp và ngay cả làm êm dịu thần kinh trung ương. VIII. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY TRÊN THẾ GIỚI: 16/ Mỹ hiện nay là nước nhập nguyên liệu Moringa thô nhiều nhất, sử dụng trong công nghê mỹ phẩm cao cấp, nước uống và quan trong hơn là chiết suất thành nguyên liệu tinh cung ứng cho công nghiệp dược phẩm, hóa chất. 17/ Ấn Độ: Chùm Ngây được gọi là sainjna, mungna (Hindi, Asam, Bengal..); Phạn ngữ: Shobhanjana.Là một trong những cây thuốc “dân gian” rất thông dụng tại Ấn Độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea oppositifolia); trị kinh phong (dùng chung với thuốc phiện); trị đau quanh cổ (thoa chung với căn hành của Melothria heterophylla, Cocci nia cordifolia, hạt mướp (Luffa) và hạt Lagenaria vulgaris); trị tiểu ra máu; trị thổ tả (dùng chung với vỏ thân Calotropis gigantea, Tiêu đen, và Chìa vôi. Hoa dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu. Quả giã kỹ với gừng và lá Justicia gendarussa để làm thuốc đắp trị gẫy xương. Lá trị ốm còi, gây nôn và đau bụng khi có kinh. Hạt: dầu từ hạt để trị phong thấp. 18/ Pakistan: Cây được gọi là Sajana, Sigru. Cũng như tại Ấn, Chùm Ngây được dùng rất nhiều để làm các phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ngoài các cáchsử dụng như tại Ấn độ, các thành phần của cây còn được dùng như : Lá giả nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng dịch hoàn để trị sưng và sa; trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ.. Vỏ thân dùng để phá thai bằng cách đưa vào tử cung để gây giãn nở. Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai..Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt , phong thấp, gout, sưng gan và lá lách..Nhựa từ chồi non dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng.. 19/ Trung Mỹ: Hạt Chùm Ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán • Saudi Arabia : Hạt được dùng trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông. • Việt Nam : Rễ Chùm Ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, làm dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hoa có tính kích dục. Hạt làm giảm đau. Nhựa (gomme) từ thân có tác dụng làm dịu đau. Liều lượng và các phản ứng phụ cần lưu ý: Hiện nay chưa có những báo cáo về những nguy hại đối với sức khoẻ trong việc sử dụng Hạt và Rễ Chùm Ngây theo các liều lượng trị liệu. Tuy nhiên dùng liều quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa. Liều cho uống : 5gram/ kg trọng lượng cơ thể, thử trên chuột , gây phản ứng keratin hóa quá mức tế bào bao tử và sơ hóa tế bào gan. Liều chích qua màng phúc toan 22 đến 50 mg/ kg trọng lượng cơ thể gây tử vong nơi chuột thử nghiệm. Không nên dùng Rễ Chùm ngây nơi phụ nữ có thai, vì có khả năng gây trụy thai. ( Nguồn:DS Trần Viết Hưng/ ĐH Cần Thơ) 3. Về ứng dụng công nghiệp: gỗ cây chùm ngây rất nhẹ, có thể dùng làm củi, nhưng năng lượng không cao. Nó được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho kỹ nghệ giấy và còn được dùng để chế phẩm màu xanh. Vỏ cây có khả năng cung cấp ta-nanh (tannin, tanin), nhựa dầu và sợi thô. 4. Khả năng phòng hộ: Cây chùm ngây thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán. Do vậy, nhiều nơi trên thế giới, cây chùm ngây được trồng làm hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, che bóng cho các cây công nghiệp dài ngày, chắn gió, chắn cát bay. Ngoài ra, cây có khả năng cải tạo đất, lá dùng làm phân xanh và làm thức ăn bổ sung cho gia súc rất tốt, cây có lá nhỏ, thân thon, tán đẹp nên được trồng làm cảnh. 5. Đặc điểm hình thái học: Cây chùm ngây có dạng sống là cây gỗ nhỏ, cao từ 8 - 10m. Lá kép lông chim 3 lần, dài 30 - 60 cm, với nhiều lá chét màu xanh mốc mốc, không lông, dài 1,3 - 2 cm, rộng 0,3 - 0,6 cm; lá kèm bao lấy chồi. Hoa thơm, to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm. Bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. Quả nang dài từ 30 - 120 cm, rộng 2 cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày. Hạt nhiều (khoảng 20), tròn dẹp, to khoảng 1 cm, có 3 cánh mỏng bao quanh. 6. Đặc điểm phân loại: chùm ngây là một trong 13 loài thuộc chi Moringa, họ Moringaceae, với tên khoa học là Moringa oleifera Lamk.. Trong đó, Moringa là tên chi, được Latin hóa từ tên bản xứ gốc tiếng Tamil murungakkai, oleifera có nghĩa là chứa dầu, được ghép bởi gốc từ olei- (dầu) và -fera (mang, chứa). Tên đồng nghĩa là Moringa pterygosperma Gaertn. (pterygosperma: phôi có cánh, tên kháng sinh pterydospermin cũng từ đây mà có), Guilandina moringa L., Moringa moringa (L.) Small. Trên thế giới, chùm ngây được gọi dưới nhiều tên khác nhau: Tiếng Anh: Horsradish tree, Ben tree, Behn tree, Ben-oil tree, Benzolive tree, West Indian ben, Drumstick tree, Moringa tree Tiếng Pháp: Ben ailé, Ben ailée, Ben oléifère, Moringa ailée, Pois quénique Tiếng Đức: Behenbaum, Behennussbaum, Meerrettichbaum Tiếng Hà Lan: Benboom, Peperwortel boom Tiếng Ý: Been, Bemen. Tiếng Arabia: Habbah ghaliah, Rawag (Sudan), Shagara al ruway (Sudan). Tiếng Bồ Đào Nha: Acácia branca, Moringa, Muringueiro. Tiếng Tây Ban Nha : Arbol de las perlas, Arbol do los aspáragos, Ben, Jacinto (Panama), Jasmin francés, Jazmin francés (Puerto Rico), Maranga, Maranga calalu (Honduras), Marango (Costa Rica), Palo de aceite (Dominican Republic), Palo de abejas (Dominican Republic), Paraíso, Paraíso blanco (Guatemala), Perlas (Guatemala), Resada (Puerto Rico). Tiếng Nga: Моринга олейфера. Tiếng Myanmar: Dandalonbin, Dan da lun. Tiếng Nhật: Wasabi no ki. Tiếng Khmer : Daem mrom. Tiếng Indonesia : Kelor, Kalor. Tiếng Malaysia : Moringa, Muringa, Sigru. Tiếng Ấn Độ : Sobhan jana. Tiếng Tamil: Murungai. Tiếng Thái: Ka naeng doeng, Ma khon kom, Ma rum (bean / pod), Phak i huem, Phak i hum, Phak nuea kai, Phak ma rum (leaves), Se cho ya. 7. Đặc điểm phân bố: Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Arabia, châu Phi, vùng Viễn Tây châu Mỹ; được trồng và mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới châu Phi, nhiệt đới châu Mỹ, Sri Lanka, Ấn Độ, Mexico, Malabar, Malaysia và Philippines. Ở Việt Nam, từ lâu, cây đã được trồng ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc. Gần đây, kiều bào ở Mỹ Trần Tiễn Khanh đã chuyển về Việt Nam 100 hạt giống, đã được phân phát cho một số nông dân ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng. 8. Đặc điểm sinh thái: Cây có khả năng sống từ vùng Cận nhiệt đới khô đến ẩm cho đến vùng nhiệt đới rất khô đến vùng rừng ẩm. Chịu lượng mưa từ 480 - 4000 mm/năm, nhiệt độ 18,7 - 28,5oC và pH 4,5 - 8. Chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô 9. Nhân giống: Ở Ấn Độ, cây được nhân giống bằng cành 1 - 2 m. Thời vụ thích hợp từ tháng 5 - 8. Cây bắt đầu cho quả sau 6 - 8 tháng trồng. Quả được thu hoạch giữa tháng ba và tháng tư, sau đó thu lại một đợt nữa trong tháng 9 và tháng 10. 10. Tình hình sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp., các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại bao gồm: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Puccinia moringae, Oidium sp., Polyporus gilvus. Như vậy, đối chiếu các tính năng thực vật học, sinh thái học và các thành tựu về dinh dưỡng học, y học, môi trường học, chúng tôi thấy rằng, đây là một loài cây đầy tiềm năng cho việc hỗ trợ sự phát triển cộng đồng nông thôn miền núi và vùng cát ven biển. Ở khu vực miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, cuộc sống của cư dân trên dải đất cát ven biển đang gặp nhiều khó khăn, do thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và điều kiện khắc kiện của môi trường sống, rất cần phát triển những loài cây vạn năng thích hợp. Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc nghĩ tới việc bố trí thử nghiệm các mô hình trồng cây đa tác dụng cho vùng cát ven biển và vùng cát nội đồng, mà cây chùm ngây là một đối tượng không thể bỏ qua, hầu giúp cư dân nơi đây có thêm một nguồn tài nguyên mới, hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cứu đói những lúc giáp hạt. *Lợi ích và công dụng : Chùm ngây là một trong những loài cây vô cùng hữu ích. Nó vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa làm thuốc mà lại còn là nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm. Lá của cây chùm ngây được dùng làm rau. Nó có thể ăn sống như các loài rau sống khác. Cũng có thể nghiền lá ra để làm nước sinh tố. Nếu nấu canh thì ta được món canh giống với canh rau ngót. Người già, trẻ em và người có thể trạng yếu, nếu ăn rau chùm ngây sẽ rất mau khỏe. Cần chú ý, phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây vì có thể bị sẩy thai. Chùm ngây còn có tác dụng phòng và trị rất nhiều bệnh như: Ung thư, tiểu đường, thiếu máu, còi xương, bệnh tim mạch, ung loét, co giật, bệnh gan... Nó giúp ta hạ huyết áp và hạ cholesterol, chống oxy hóa... Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đều đề cao cây chùm ngây, coi nó là cứu tinh cho người nghèo, đặc biệt ở các nước thuộc thế giới thứ 3... Và còn rất nhiều công dụng không thể ngờ tới của chùm ngây mời anh em thao khảo trên internet *Giá trị kinh tế [LIST] • lá non 1 kg từ 70.000 - 80.000 đồng • Rễ cây 20 năm tuổi 800 - 1000 000 đồng/kg • Bột lá khô :500 - 600 000 /kg

Saturday, September 28, 2013

Cây mắc cỡ TRỊ PHONG THẤP TÊ NHỨC VÀ CAO MÁU

11 TRỊ PHONG THẤP TÊ NHỨC VÀ CAO MÁU Cây mắc cỡ,chặt nhỏ phơi khô Nấu như sắc thuốc uống hoài hết ngay Thấy tuy đơn giản mà hay Cũng là diệu dược chữa ngay bệnh tình Read more: http://news.tnn.vn/News/home/Nongthon/Caythuoc/2012/5/58D#ixzz2gBpVVm4F

Tuesday, August 6, 2013

TÊ NHỨC CHÂN TAY

TÊ NHỨC CHÂN TAY Tê nhức chân tay là triệu chứng phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng, từ người già đến người trẻ và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Bệnh thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể và không cần điều trị, nhưng đa phần là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác nhau, từ bệnh lành tính dễ điều trị đến bệnh phức tạp, nguy hiểm đến tính mạng Thông thường, tê nhức chân tay khởi phát rất nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, kiến bò, rất khó chịu. Càng về sau, mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm. Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng… Nguyên nhân gây tê nhức chân tay : Lý giải nguyên nhân gây tê nhức chân tay, Đông y và Tây y có những cách giải thích khác nhau. Theo Tây y, tê nhức chân tay là hậu quả của nhiều chứng bệnh như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hội chứng viêm ống cổ tay gây chèn ép và tổn thương mạch máu và dây thần kinh. Ngoài ra, những bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì, thiếu vitamin và khoáng chất… cũng dễ gây tê nhức chân tay. Với cách nhìn nhận của Y học cổ truyền, tê nhức chân tay hay còn gọi là tê bì (ma mộc) với các triệu chứng rối loạn cảm giác ở tay, chân và chia thành 2 mức độ. Tê (ma) là hiện tượng da bị tê rần nhưng vẫn cảm nhận được kích thích và có thể sinh hoạt bình thường. Bì (mộc) là giai đoạn sau của tê, khi đó tay chân mất hết cảm giác, tê bại hoàn toàn. Người bệnh không còn cảm nhận được kích thích, khó cử động và có thể bị liệt cơ, teo cơ. Hiện nay cũng có những cách nhìn nhận và điều trị bệnh tê nhức chân tay khác nhau,tuy nhiên nếu chữa về mặt tây y thì chỉ điều trị các triệu chứng ban đầu và bên ngoài còn để điều trị căn nguyên bên trong thì các vị thuốc bên đông y có vẻ hiệu quả và chiếm ưu thế hơn. Sau đây là môt số bài thuốc tham khảo trong việc điều trị bệnh tê nhức chân tay : - Độc hoạt...30mg, Tang ký sinh...300mg, Xuyên khung...200mg, Đương quy...200mg, Bạch thược...150mg, Ngưu tất...150mg, Thục địa...100mg, Đẳng sâm...100mg, Tục đoạn...100mg, Cam thảo...50mg, Tần giao...50mg, Tế tân...80mg, Phòng phong...80mg, Quế chi...80mg, Y dĩ...80mg, Mộc thông...80mg. - Thục địa 12g, đương quy 12g, bạch thược 10g, kim ngân hoa 10g, tần giao 8g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 12g, tục đoạn 8g, quế chi 8g, tùng tiết 8g - thục địa 8 phần, sơn thù 4 phần (tẩm rượu sao), phục linh 3 phần, mẫu đơn bì 3 phần (tẩy rượu sao qua), hoài sơn 4 phần, trạch tả 3 phần (tẩm nước muối và rượu sao), gia ngưu tất 3 phần, lộc nhung 4 phần, đỗ trọng 4 phần. Tất cả tán nhỏ, hoà mật ong giã nhuyễn làm viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô để dùng dần. Mỗi lần lấy uống 10-12g với nước sinh mạch nói trên. Phòng bệnh : Và chú ý trong khi lao động, làm việc cần phải thay đổi các tư thế có thể làm tê tay chân như ngồi lâu, đứng lâu, treo mình trên dây hoặc mặc quần áo quá chật… để tránh. Cần ăn uống cân bằng đủ chất hơn để tránh bị thiếu vitamin. Nếu triệu chứng tê tay chân kéo dài, thường xuyên và khó chịu, nên đến các cơ sở y tế sớm để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, có chẩn đoán chính xác để có cách điều trị thích hợp và kịp thời. http://khoeplus.net/suc-khoe/thuoc-te-nhuc-chan-tay-56347.inf

Các vị thuốc chữa bệnh chân tay tê

Các vị thuốc chữa bệnh chân tay tê Phụ tử, Tác dụng của Phụ tử chữa trị bệnh tay chân tê ... + Trị quan cách, mạch Trầm, tay chân lạnh: Thục phụ tử (tẩm Đồng tiện), ... Không mùi, vị mặn mà tê, cay. Loại củ lớn, cứng, bên ngoài nổi bậc muối là tốt ... Bạch hoa xà, Tác dụng của Bạch hoa xà chữa trị tê chân tay ... +Trị phong cùi, chân tay tê, lông mày, tóc ngứa, rụng, da thịt lở loét hoặc các bệnh lở loét do phong khác: dùng Bạch hoa xà, Ô sảo xà, Thổ phúc xà, ... Thạch cao, Tác dụng của Thạch cao chữa trị chân tay tê ... Mỗi lần uống 12g (Phổ Tế phương). + Trị gân xương đau nhức, chân tay mỏi do phong: Thạch cao 12g, bột mì 28g, tán bột. Hòa với nước làm thành bánh, ... Bạch thược, Tác dụng của Bạch thược chữa trị bệnh chân tay tê ... -Trị Can âm bất túc gây ra đầu váng, hoa mắt, tai ù, cơ run giật, chân tay tê: Bạch thược 20g, Đương Qui, Thục Địa mỗi thứ 16g, Toan táo nhân 20g, ... Độc hoạt, Tác dụng của Độc hoạt chữa trị bênh chân tay tê đau ... Thạch Ngoan, Phùng Nguyên lại cho rằng các khớp tay chân tê đau thuộc khí huyết hư, cấm dùng Khương hoạt, Độc hoạt, đây cũng không khỏi có phần thiên kiến, ... Ba tiêu, Tác dụng của Ba tiêu chữa chứng bệnh chân tay tê dại ... Chuối có công dụng dự phòng hiện tượng xơ hóa động mạch dẫn đến chứng chân tay tê dại (Chữa bệnh bằng thức ăn kết hợp với Trung y Trung dược). ... Khương hoạt, Tác dụng của khương hoạt chữa trị bệnh chân tay tê ... + Trị sản hậu bị trúng phong, nói khó, chân tay co quắp: Khương hoạt 120g, ... Có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng, tê. + Điều Khương: là rễ Khương hoạt, ... Thương truật, Tác dụng của Thương truật trị bệnh chân tay mỏi ... + Trị lưng đau, chân yếu vì thấp khí làm cho tê, chân tay mỏi: Thương truật 1 cân, thái ra, trộn đều, chia làm 4 phần. Mỗi phần tẩm với nước Gạo, nước Muối, ... Hi thiêm thảo, Tác dụng của Hi thiêm thảo trị bệnh tê chân, tê tay... + Trị viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân xương: Hy thiêm thảo, Bạch mao đằng, mỗi thứ 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc (Ngưu tất) 5 chỉ. ... Xuyên khung, Tác dụng của Xuyên khung chữa trị bênh chân tay tê lạnh... + Trị kinh nguyệt rối loạn, kinh bế, hành kinh bụng đau, sinh khó, sau khi sinh bụng đau, ngực sườn đau tức, tay chân tê dại, mụn nhọt đau nhức, chấn thương ... Dâm dương hoắc, Tác dụng của Dâm dương hoắc trị bệnh chân tay tê ... + Trị lãnh phong, lao khí, nam giới tuyệt dương bất khởi, nữ tử tuyệt âm vô tử, gân cơ co rút, tay chân tê, người lớn tuổi bị choáng váng, trung niên hay bị ... Kê huyết đằng, Tác dụng của Kê huyết đằng trị bệnh chân tay tê ... + Hoạt huyết, bổ huyết, thông kinh, hoạt lạc (Quảng Tây Bản Thảo Tuyển Biên). ... Trị lưng đau, gối đau, té ngã tổn thương, tay chân tê, kinh nguyệt không ... Đại kích, Tác dụng của Đại kích chữa trị tay chân đau tê ... Vào kinh lạc thì tê rần đau nhức. Vào gân xương thì cổ gáy ngực lưng, thắt lưng mạng sườn, tay chân đau lan ngầm. Ba nguyên nhân gây ra bệnh tật (nội, ... Ba kích, Tác dụng của Ba kích chữa bệnh tay chân tê đau ... + Trị thận bị hư lao, lưng và chân đau, chảy nước mắt sống, hoảng sợ, khát, ăn uống không tiêu, bụng ngực thường đầy trướng, tay chân tê đau, ... Sú ngô đồng - Folium slerodentri trichotomi, Tác dụng của Sú ngô đông chữa tê cứng chân tay ... Hội chứng ứ bế phong thấp biểu hiện như đau khớp, tê cứng chân tay và liệt nửa người: Dùng phối hợp sú ngô đồng với hy thiên thảo, câu đằng và tang ký sinh. ... Hoàng bá, Tác dụng của Hoàng bá chữa trị bệnh chân tay tê ... + Trị huyết áp cao với các triệu chứng tim đập nhanh, ra mồ hôi, ứ trệ máu ở các mạch ngoại vi, nước da xanh tím, ngón chân, ngón tay tê: Hoàng bá, ... Thiên ma - Rhizoma Gastrodiae. chữa bệnh tê cứng chân tay ... Tê cứng chân tay do thiếu máu ở các kênh (kinh): Dùng phối hợp thiên ma với đương qui và ngưu tất. 9. Liều dùng: 3-10 g; 1-1,5g (dạng bột). ... - See more at: http://thaythuoccuaban.com/thuoc_chua_benh_viem_dau/chantayte.html#sthash.DASwDsGU.dpuf http://thaythuoccuaban.com/thuoc_chua_benh_viem_dau/chantayte.html

Wednesday, July 3, 2013

Rau Má Và Bệnh Thấp Khớp Russ Maslen

Rau Má Và Bệnh Thấp Khớp Russ Maslen/Thượng CH Tháng 12 năm 2003 vừa qua, Trong chương trình phóng sự hàng ngày The Current Affair của đài truyền hình số 9 tại Sydney có tường thuật một số người Úc đã tự chữa bịnh thấp khớp bằng loại thảo dược dân gian cổ truyền (folk medicine) . Mỗi ngày chỉ cần nhai hai lá rau má tươi và nuốt sống, một thời gian sau, bịnh thấp khớp có thể giảm bớt hoặc bình phục. Các bài tường thuật này trùng hợp với tài liệu trong sách Arthrtis and Paradoxical Pennywort (Bịnh thấp khớp và lá rau má) của tác giả Russ Maslen, nên chúng tôi xin trích dịch một đoạn trong quyển sách ấy để cống hiến quý độc giả tham khảo. “Rus Maslen ở tại vùng Mullumbimby tin tưởng rằng ông đã tình cờ khám phá ra loại rau cỏ có thể chữa được chứng phong thấp của ông. Nếu câu chuyện nhai mỗi ngày 2 lá rau má, một loại rau cỏ tầm thường mọc hoang dã khắp nơi trên đất Úc có thể làm giảm đau và chữa lành hàng ngàn bịnh nhân của chứng thấp khớp là sự thật thì đó là một chuyện hi hữu. Rau má còn có tên là Centella và thông thường người ta gọi nó là Swamp Pennywort. Đây là một loại rau bò sát mặt đất mọc hoang dã tại miền Bắc tiểu bang Queensland chạy dài tận tiểu bang Tây Úc (Western Australia) và kể cả tiểu bang hải đảo Tasmania nữa. Ông Russ và bà vợ của ông đã được nổi danh vì là những người khởi xướng và thành lập công viên bảo tồn di sản thiên nhiên Brunswick Valley trên một đồng cỏ sỏi đá rộng 4 mẫu tây tọa lạc đối diện với ngôi nhà của ông bà ở Mullumbimby. Khi khởi sự vào công tác thành lập, đã có khoảng 12 người tình nguyện phụ giúp. Nhưng con số này dần dà giảm thiểu, rồi vài năm sau đó chỉ còn lại võn vẹn có hai vợ chồng ông Russ và bà Beryl săn sóc công viên ấy mà thôi. Chỉ có những cây cối bản xứ ở những địa phương như Tweed, Bruswick và thung lũng Richmond, khoảng 400 chủng loại, được phép trồng ở công viên này. Và nơi đây nghiễm nhiên đã trở thành địa phương bảo tồn thảo mộc, trong số đó có vài loại hiện nay được tìm thấy rất hiếm. Vào tháng 7 năm 1989, một khách phương xa đến viếng công viên, thấy ông Russ đang nhổ cọng rau má bò sát mặt đất dưới bóng mát của một tàng cây lớn, bèn dừng lại nói chuyện với ông. Người đàn ông này đề cập huyên thuyên về chuyện ông Russ đã vô tình cắt bỏ đi loại cỏ dại mà theo ông ấy là “một thứ dược thảo quan trọng” . Rồi sau đó diễn tả về hình dáng và đặc tính của loại rau này. Ông nói tiếp : “Mỗi người chỉ cần nhai và nuốt hai lá rau má liên tục, chỉ hai lá chớ không phải một hoặc ba, thì trong một thời gian sau có thể chữa lành hoặc giảm bớt được bịnh thấp khớp”. Ông Russ lúc đó không thấy hứng thú về dược thảo nên không màng để ý và chỉ ít lâu sau đã quên phứt câu chuyện mà người khách phương xa đã nói. Một tháng sau, trong khi đang sửa soạn cho buổi ăn trưa, Beryl đã than là không còn có thể đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón tay được nữa. Các ngón tay đều đau nhức, đặc biệt là các ngón của bàn tay trái. Ông Russ bảo: “Những tiếng bực mình gắt gỏng luôn luôn xảy ra trong nhà bếp. Tôi đã bảo về việc người đàn ông nọ đã miêu tả về sự hữu dụng của cây rau má. Nhà tôi tin ngay và mỗi ngày đã nhai hai lá một cách thường xuyên như đã được chỉ dẫn. Đến tháng 11 năm đó, Beryl đã đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón tay trở lại được như xưa, các ngó tay khác thì không còn bị quặp xuống và đau nhức nữa. Đồng thời những tiếng bực mình không còn được nghe thấy xảy ra trong nhà bếp, chẳng hạn như những tiếng than đau nhức về các ngón tay” . Đến tháng Tư năm sau, ông Russ đi khám bịnh đã được xét nghiệm thấy bị viêm khớp ở các đốt xương cổ, nên thường hay cảm thấy đau nhức. Ông cũng bắt đầu nhai hai lá rau má mỗi ngày để tự chữa như vợ ông. Chỉ ba tháng sau, các triệu chứng của bịnh viêm khớp không còn nữa. Thấy rau má quả thật có hiệu nghiệm trong việc chữa trị một số các chứng bịnh thấp khớp. Ông Russ cảm thấy phấn khởi, nên đã bứng trồng vào các chậu nhỏ để tặng cho bà con và bạn bè bị cùng chứng bịnh như ông. Tiếng đồn lan xa. Sau đó rất nhiều người đến từ khắp nơi đổ xô về công viên này để hỏi han về cây Rau Má. Ngoài ra ông cũng nhiệt tâm và cố gắng phổ biến cho những người đồng bịnh ở các tiểu bang khác về cách trị liệu đặc biệt này. Theo ông cho biết, đã có 15 bịnh nhân bịnh thấp khớp chỉ nhai hai lá rau má mỗi ngày, sau ba tháng, đã hoàn toàn bình phục hoặc thuyên giảm một cách rõ rệt gần như đã dứt hẳn. Mặc dầu cây Rau Má có công hiệu thực sự trong việc chữa trị bịnh thấp khớp, nhưng sự kiện này chưa được thử nghiệm và chứng minh bằng phương pháp khoa học. Nó cũng không gây được sự hứng thú để người ta làm một cuộc thử nghiệm như vậy. Ông Russ Maslen bảo rằng ông đã viết thư cho Phân Khoa Y Học của trường Đại Học Monash ở Melbourne và Quỹ Giúp Đỡ Bịnh Nhân Phong Thấp (Arthritis Foundation) tại Sydney nhằm cố gắng thuyết phục họ đưa vào chương trình nghiên cứu để chữa bịnh lâm sàn. Nhưng cho đến giờ phút này, ông không nhận được một sự phúc đáp nào. Ông buồn và bảo: “Tôi nói bằng sự thật, qua kinh nghiệm, rau má chữa được bịnh thấp khớp; nhưng tôi không có gì để chứng minh. Nếu nó không công hiệu thì tôi đã thành thật bảo nó không công hiệu rồi” . Ông tiếp: “Hiện thời tại nước Úc, đã có hơn một triệu sáu trăm ngàn bịnh nhân bị bịnh thấp khớp, và việc chữa trị bằng phương pháp này nếu được chấp thuận cũng góp phần đáng kể. Nhưng tôi đã đủ cay đắng mà nghĩ rằng, bởi vì Rau Má là một loại cỏ hoang dại, tầm thường và không mất tiền mua, nên không ai màng đến việc thử nghiệm nó. Theo tôi, nếu nó được thí nghiệm và được công nhận có công hiệu đàng hoàng thì người ta cũng có thể hái ra tiền trên loại rau cỏ hoang dại này”. Xin lưu ý : Mỗi ngày nhai hai lá rau má để trị bịnh thấp khớp là liều lượng trung bình. Không nên sử dụng quá liều trong một thời gian lâu dài vì nó có thể làm hạ huyết áp. Source: Hội Thân Hữu Việt Nam Oct 5, 2004 --End--- www.QuanTheAmBoTat.com http://www.quantheambotat.com/FolderChuaBinh/RauMaVaBenhThapKhop.htm

Chữa rắn rết cắn

Ớt trị đau đầu Khi bị đau nhức nửa đầu, lấy dầu ớt hoặc quả ớt thật cay bẻ đôi chấm vào mũi bên nửa đầu bị đau, cơn đau nhức hết rất nhanh. Sau đó, để làm hết cay, lấy tóc chấm vào chỗ bị cay. Quả ớt vị cay, tính nóng, có tác dụng tiêu đờm, ôn trung, tán hàn, giải biểu, kiện vị, tiêu thực, gây sung huyết, kích thích chung, thông kinh lạc, giảm đau, sát trùng. Rễ ớt có tác dụng làm hoạt huyết, tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Quả ớt trị tỳ vị hư lạnh, tiêu chảy, nôn mửa, dạ dày ruột đầy trướng, mất trương lực, tích trệ, ăn không tiêu, đau nhức nửa đầu, đau lưng, đau khớp, thống phong, đau dây thần kinh, viêm thanh quản, viêm họng. Người đau dạ dày, tạng nhiệt, máu nóng không dùng ớt. Các bài thuốc cụ thể: Chữa đau lưng, thấp khớp, đau dây thần kinh: Quả ớt giã nát, ngâm rượu với tỷ lệ 1/2 (một phần ớt tươi, 2 phần rượu) dùng xoa bóp. Có thể lấy hạt ớt phơi khô, tán bột viên làm cao dán (dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác)... Chữa trúng phong, răng cắn chặt: Lá ớt tươi (loại ớt chỉ thiên) 30-50 g, giã nát, thêm nước và ít muối, đổ nước vào miệng còn bã đắp vào răng, người bệnh sẽ tỉnh lại. Chữa sốt rét: Lá ớt tươi 30 g giã nát, hòa với nước đun sôi để nguội, chắt nước cốt uống trước khi lên cơn sốt 2 giờ. Ngày 1 lần, dùng trong 5-7 ngày liền. Chữa phù thũng: Lá ớt tươi 30-40 g, sao vàng, sắc uống trong ngày. Chữa rắn rết cắn, côn trùng đốt: Ớt tươi 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ ớt chỉ thiên 80 g, tất cả giã nát, thêm nước, gạn nước uống, bã dùng đắp lên vết cắn. Nếu là rết và côn trùng đốt dùng lượng ít hơn. Có thể dùng riêng lá ớt tươi lượng vừa đủ giã nát, đắp vào vết cắn. Sau 15-30 phút nếu còn đau nhức làm thêm lần nữa. Chữa eczema: Lá ớt tươi 30 g, me chua 20 g, hai thứ giã nát đắp, dùng 5-10 ngày là khỏi. Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương: Lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo mỗi thứ 10-20 g, giã nát với một ít muối, đắp. Hoặc: Lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5-10 g, giã nát nhuyễn, đắp. Chữa đau bụng kinh niên: Rễ ớt, rễ chanh, rễ xuyên tiêu mỗi thứ 10 g sao vàng, sắc uống trong ngày, dùng nhiều ngày. Theo - Sức Khỏe & Đời Sống http://www.dongduocvietnam.com/bai-thuoc-hay/1000-ot-tri-dau-dau.html

Trị đau khớp bằng Thảo dược Ngũ gia bì, ngưu tất, mộc qua, tục đoạn, đỗ trọng, thiên niên kiện, quế chi, hà thủ ô, thổ phục linh

Trị đau khớp bằng Thảo dược Thứ năm, 03/05/2012, 09:58 GMT+7 Theo y học cổ truyền, đau khớp được gọi là chứng tý. Tùy theo nguyên nhân và triệu chứng gây ra do các thể phong tý, hàn tý, nhiệt tý hoặc thấp tý mà dùng thuốc thích hợp. Thông thường là bệnh cấp tính và cũng có khi bệnh tự khỏi, nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang mạn tính và lâu ngày có thể dẫn đến thoái hóa xương khớp. Dù không khó trị cho lắm nhưng đến nay, làm sao điều trị bệnh viêm dây thần kinh, bệnh về xương khớp cho thật hiệu quả vẫn là câu hỏi mà rất nhiều nhà khoa học và người bệnh quan tâm. Phép chữa trị theo y học cổ truyền khuyên nên ăn uống phòng bệnh trước khi dùng thuốc. Các chuyên gia khớp còn khuyên không nên ăn nhiều thịt đỏ, giảm bớt chất béo, đường, bột, nên ăn nhiều cá có chứa chất béo omega-3, nhiều rau cải và các loại trái cây có màu sậm. Nếu có dùng thuốc thì nên dùng ngay các loại thảo dược từ thiên nhiên và cách dễ nhất là sắc uống hoặc pha chế như trà, vì các nhóm hoạt chất chiết được từ các thảo dược này có tác dụng giảm đau kháng viêm rất tốt mà không gây ra tác dụng phụ. Chọn lựa các loại thảo dược chữa đau khớp như thế nào? Trong các loại thảo dược, có 4 nhóm cây chứa các hoạt chất tốt cho khớp mà ta nên sử dụng: - Nhóm cây cỏ có tinh dầu tác dụng giảm đau và thư giãn gân cốt như: lá lốt, thiên niên kiện, khương hoạt, độc hoạt, phòng phong, kinh giới, quế chi, tế tân, bạch chỉ, xuyên khung, ngũ gia bì… - Nhóm cây cỏ có chứa saponosid có tác dụng kháng viêm mạnh gồm: cỏ xước, ngưu tất, thổ phục linh, cốt toái bổ, tang ký sinh…Kết quả các công trình nghiên cứu đã cho thấy các hoạt chất này có tác dụng kháng viêm tương đương corticoid nhưng không gây tác dụng phụ. - Nhóm cây cỏ có chứa flavonoid giúp giảm viêm, chống sưng, tăng cường chất keo trong khớp và còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào như: sài đất, kim ngân, các loại rau củ quả có màu sậm như anh đào, mận, nho, việt quất, dâu tằm... - Nhóm vitamin A hoặc beta carotene và vitamin C như: đu đủ, dâu tây, cam chanh quýt, cà chua, khoai lang, cà rốt, tác dụng kháng viêm và tăng sức đề kháng cho cơ thể và đồng thời bổ sung can-xi mỗi ngày. Sử dụng các thảo dược để chữa đau khớp bằng cách nào? Các cây cỏ dân gian hay dùng để chữa đau khớp thường dễ tìm, rẻ tiền và dễ sử dụng. Theo các tài liệu ghi nhận chúng không có độc tính và có nhiều tác dụng tốt cho người đau khớp. Đó là những loại thảo dược sau: Cà gai leo (Solanum procumbens) Cách dùng: dùng rễ, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô mỗi ngày 10 - 20g dạng thuốc sắc. Tác dụng chữa phong thấp, đau nhức các đầu gân xương. Người dân hay dùng bài thuốc rượu chữa thấp khớp gồm: Lá lốt 800g, cà gai leo 300g, cỏ xước 300g, thổ phục linh 300g, quế chi 100g, thiên niên kiện 300g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, ngâm trong 5 lít rượu trắng ngon trong 7 - 10 ngày, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30ml. Cỏ xước (Achyranthes aspera) còn gọi là ngưu tất nam. Cách dùng: dùng cả cây và rễ, cây có chứa nhiều saponin tác dụng chống viêm rất tốt. Mỗi ngày dùng 10 - 16g dạng nước sắc chữa sưng khớp gối, đau nhức gân cốt, đau lưng. Lá lốt (Piper lolot) Cách dùng: dùng lá làm rau ăn và làm thuốc chữa tê thấp, đau lưng, tay chân tê dại, ngày 8-12g, sắc riêng hoặc sắc chung với dây đau xương, cốt khí củ, rễ cỏ xước đồng lượng. Có thể nấu nước ngâm tay chân cho người hay bị đổ mồ hôi tay chân. Thổ phục linh (Smilax glabra) Cách dùng: dùng thân, rễ phơi khô, có tác dụng lợi gân cốt, kiện tỳ, giải độc, tiêu phù. Mỗi ngày dùng 10-12g sắc uống hoặc phối hợp thành bài thuốc gồm thổ phục linh 20g, thiên niên kiện, đương quy đều 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt tay chân. Dây đau xương (Tinospora tomentosa) Cách dùng: dùng thân dây, 8-12g trong ngày, sắc uống chữa bệnh tê thấp và đau nhức gân cốt, bồi bổ sức khoẻ. Có thể giã lá tươi trộn với rượu đắp lên các chỗ sưng đau. Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium) Cách dùng: dùng quả chín vàng khô. Quả có vị đắng, tính mát, tác dụng tán phong trừ thấp, ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc chữa phong thấp, tay chân co rút, các khớp sưng đau. Thiên niên kiện (Homalomena aromatica) Cách dùng: thân rễ có mùi thơm, ngày dùng 10-12g, sắc chung với các vị khác hoặc ở dạng ngâm rượu, tác dụng bổ gân cốt, chữa tay chân tê mỏi, đau nhức các xương khớp, người già nhức xương, ê ẩm mình mẩy. Ngũ gia bì (Acanthopanax spinosum), Cách dùng: dùng vỏ thân hay vỏ rễ, dạng sắc hoặc ngâm rượu, chữa phong thấp, làm mạnh gân cốt, tăng lực. 02 bài thuốc thường dùng chữa đau khớp - Ngũ gia bì, ngưu tất, mộc qua, tục đoạn, đỗ trọng, thiên niên kiện, quế chi, hà thủ ô, thổ phục linh, mỗi vị 20g, ngâm chung trong 2 lít rượu ngon, mỗi tối uống 30ml. - Độc hoạt 8g, tang ký sinh 24g, tần cửu 16g, phòng phong 8g, tế tân 4g, xuyên khung 8g, đương quy 16g, bạch thược 8g, sinh địa 20g, ngưu tất 8g, đỗ trọng 16g, quế chi 8g, phục linh 16g, đảng sâm 16g, cam thảo 4g, sắc ngày 1 thang uống hoặc ngâm rượu uống, tác dụng bài thuốc là giúp khí huyết lưu thông, bổ can thận, khử phong thấp, giảm đau, chữa thấp khớp mãn tính, đau lưng, các khớp co duỗi khó khăn. Vài điểm cần lưu ý khi sử dụng các thuốc chữa đau khớp của Y học cổ truyền: Các vị thuốc này đều có thể mua tại các hiệu thuốc y học cổ truyền nhưng cần thận trọng vì có thể gặp thuốc giả hoặc kém phẩm chất. Cũng cần chú ý, trong các thuốc giảm đau khớp có người còn dùng đến thịt rắn hổ, cao hổ cốt, rễ ô đầu…nhưng đây là những loại thuốc có độc nên khi dùng phải thật thận trọng và có sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Tóm lại, sử dụng các loại thảo dược chữa đau khớp vừa gần với tự nhiên vừa không có tác dụng phụ. Dùng thảo dược cùng với việc điều chỉnh cách ăn uống và lối sống thì chúng ta ai ai cũng có thể phòng bệnh đau khớp mà không phải tốn công tốn của. DS. Lê Kim Phụng Websuckhoe.vn ( Theo Trung tâm truyền thông GDSK TP.HCM http://www.websuckhoe.demo113.trust.vn/family/detail/tri-dau-khop-bang-thao-duoc-336.html

Trị đau khớp bằng thảo dược quanh ta, Thiên niên kiện, Thổ phục linh

Trị đau khớp bằng thảo dược quanh ta 15/02/2013 22:11 Một số thảo dược để chữa đau khớp, vừa rẻ tiền, dễ tìm, vừa dễ sử dụng và không có độc tính. Tin liên quan: >> Lạc tiên trị an thần, mất ngủ >> Trà Lá vằng LAVA hỗ trợ điều trị bệnh Cao huyết áp >> Cao Chè vằng LAVA >>Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa >> Cao Diệp Hạ Châu LAVA >> Cao Hà Thủ Ô trị tóc rụng- tóc bạc sớm >> Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô . Cà gai leo: Dùng rễ, rửa sạch, xắt mỏng, phơi khô, mỗi ngày sắc 10-20 g lấy nước uống có tác dụng chữa phong thấp, đau nhức các đầu gân xương. Cỏ xước còn gọi là ngưu tất nam: Dùng cả cây và rễ, cây có chứa nhiều saponin có tác dụng chống viêm. Mỗi ngày dùng 10-16 g sắc uống chữa sưng khớp gối, đau nhức gân cốt, đau lưng. Lá lốt: Dùng làm rau ăn có tác dụng chữa tê thấp, đau lưng, tay chân tê dại, ngày 8-12 g sắc riêng hoặc sắc chung với dây đau xương, cốt khí củ, rễ cỏ xước đồng lượng. Có thể nấu nước ngâm tay chân cho người hay bị đổ mồ hôi tay chân. Thổ phục linh: Dùng thân, rễ phơi khô có tác dụng lợi gân cốt, kiện tỳ, giải độc, tiêu phù. Mỗi ngày dùng 10-12 g sắc uống hoặc phối hợp thành bài thuốc gồm thổ phục linh (20 g), thiên niên kiện, đương quy (8 g), bạch chỉ (6 g), cốt toái bổ (10 g), sắc uống hoặc ngâm rượu chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt chân tay. Dây đau xương: Dùng thân dây, ngày 8-10 g sắc uống chữa bệnh tê thấp, đau nhức gân cốt, có thể giã lá tươi trộn với rượu đắp lên các chỗ sưng đau. Ké đầu ngựa: Dùng quả chín vàng khô. Quả có vị đắng, tính mát, tác dụng tán phong trừ thấp, ngày dùng 6-12 g dạng thuốc sắc chữa phong thấp, tay chân co rút, các khớp sưng đau. Thiên niên kiện: Dùng thân rễ, ngày 10-12 g sắc uống hoặc ngâm rượu, tác dụng bổi gân cốt, chân tay tê mỏi, ê ẩm mình mẩy… Ngũ gia bì: Dùng vỏ thân hay vỏ rễ, sắc uống hoặc ngâm rượu chữa phong thấp, làm mạnh gân cốt, tăng lực. http://lavaviet.com/Tri-dau-khop-bang-thao-duoc-quanh-ta-ad114056-892.html

Y Dược - Mẹo trị đau răng không cần thuốc

Y Dược - Mẹo trị đau răng không cần thuốc Trong nhiều trường hơp, các loại thuốc tây mà bạn đã mua để uống không làm cho các cơn đau nhức răng giảm đi. Vậy thì hãy thử chuyển sang dùng các mẹo trị đau răng với các loại thảo dược dưới đây xem sao nhé. Bỗng một ngày bạn phải chịu những cơn đau răng khủng khiếp. Và cơn đau răng này có thể tiếp diễn trong những ngày tiếp theo với tần suất liên tục, hoặc thỉnh thoảng mới xuất hiện, nhưng mỗi lần xuất hiện khiến bạn vô cùng đau đớn và khó chịu. Chắn chắn bạn nghĩ ngay tới việc phải đi khám và mua thuốc uống. Nhưng mua thuốc uống thì đơn giản chứ việc đi khám lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố, ví dụ như bạn quá bận chẳng hạn. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau răng là bởi sâu răng, bệnh nướu răng, các vết nứt trong răng, bất kỳ chấn thương nào của răng, viêm xoang, nhiễm trùng do răng khấp khểnh… Dù là bởi nguyên nhân gì đi nữa thì bất kì ai khi bị đau răng cũng cảm thấy rất khó chịu và bất tiện. Trong nhiều trường hơp, các loại thuốc tây mà bạn đã mua để uống không làm cho các cơn đau nhức răng giảm đi. Vậy thì hãy thử chuyển sang dùng các mẹo trị đau răng với các loại thảo dược dưới đây xem sao nhé. - Tỏi: Tỏi đem nghiền nát, trộn thêm ít muối và đắp vào vùng răng bị đau. Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng. Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng. (ảnh minh hoạ) - Gừng: Giã nát gừng và đắp lên răng. Gừng có tính kháng viêm nên cũng có công dụng làm giảm đau. làm như vậy vài lần trong ngày là sẽ thấy hiệu quả. - Nước chanh: Nước chanh có thể massage cho răng và nướu nên sẽ làm dịu các cơn đau. Hơn nữa, chanh cũng tính axit cũng có thể kháng khuẩn. - Hành tây: Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng cũng giống như nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau nhức răng và nướu. - Dầu ôliu: Dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương lên phần răng và nướu bị đau. Trộn hai phần hỗn hợp tinh dầu đinh hương với một phần dầu ôliu. Làm điều này 3-4 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn đau giảm đi. Thậm chí bạn cũng có thể nhai đinh hương, bởi đinh hương ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan và rất tốt trong giảm đau, kháng viêm. - Cúc hoa vàng: Lấy một cụm hoa rửa sạch, đặt trực tiếp vào chỗ răng bị đau, cắn nhẹ dần dần. Sau vài phút, cơn đau nhức dịu dần. Có thể lấy cụm hoa phơi khô, giã nhỏ, rồi ngâm vào rượu trắng trong vài giờ (để càng lâu càng tốt). Khi dùng, nhấp một ít rượu thuốc này, ngậm vào chỗ đau, không nuốt. Ngày làm 2 – 3 lần. - Bồ kết: Lấy 1 quả đã khô đen, để cả hạt, nướng cho hơi cháy vỏ ngoài, nghiền nhỏ cùng với diêm sinh lấy từ 10 đầu que diêm. Ngâm với rượu trắng cho thật đặc trong 2-3 ngày (muốn có thuốc dùng ngay, đun nhỏ lửa trong vài phút). Khi dùng, nhấp ít một ngậm vào chỗ răng đau trong 10 – 15 phút rồi nhổ đi. Ngày làm 2 – 3 lần. - Bột nghệ: Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau. Cơn đau sẽ giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào. - Tiêu đen và húng quế: Sử dụng một ít tiêu đen và vài lá húng quế đã rửa sạch với liều lượng tương đương, nghiền thành chất bột sệt. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên khu vực răng bị đau sẽ giúp giảm đau. - Cây giao: Ngắt một cành của cây Cành giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau. - Hạt na: Hạt na đập ra lấy nhân, nghiền nhỏ đặt vào hố răng, sẽ có công dụng giảm đau ngay. Vì hạt na có tính chất sát trùng, sát khuẩn. http://yduoc.net.vn/109071/meo-tri-dau-rang-khong-can-thuoc

Trị bệnh thấp khớp bằng thảo dược, Cà gai leo, Lá lốt

Trị bệnh thấp khớp bằng thảo dược Trị bệnh thấp khớp bằng thảo dược : Đẳng bởi Tư vấn Sức Khỏe Trị bệnh thấp khớp bằng thảo dược Bệnh thấp khớp là một bệnh viêm mạn tính của khớp, chiếm 0.8% trong người lớn trên toàn thế giới. Đối tượng nằm trong độ tuổi 30 – 50. Tỷ lệ nữ giới bị cao gấp 2 lần nam giới. Nếu không chữa trị kịp thời, 20 – 30% bệnh nhân sẽ mất khả năng làm việc trong vòng 2 – 3 năm Cây cà gai leo Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc tân dược chữa bệnh đau khớp. Trong khi đó, các cây cỏ dân gian hay dùng để chữa đau khớp cũng dễ tìm, rẻ tiền và dễ sử dụng. Cà gai leo, dùng rễ, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô mỗi ngày 10 – 20g dạng thuốc sắc. Tác dụng chữa phong thấp, đau nhức các đầu gân xương. Người dân hay dùng bài thuốc rượu chữa thấp khớp gồm: Lá lốt 800g, cà gai leo 300g, cỏ xước 300g, thổ phục linh 300g, quế chi 100g, thiên niên kiện 300g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, ngâm trong 5 lít rượu trắng ngon trong 7 – 10 ngày, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30ml. Cỏ xước, còn gọi là ngưu tất nam. Dùng cả cây và rễ, cây có chứa nhiều saponin tác dụng chống viêm rất tốt, mỗi ngày dùng 10 – 16g dạng nước sắc chữa sưng khớp gối, đau nhức gân cốt, đau lưng. Lá lốt, dùng lá làm rau ăn và làm thuốc chữa tê thấp, đau lưng, tay chân tê dại, ngày 8 – 12g, sắc riêng hoặc sắc chung với dây đau xương, cốt khí củ, rễ cỏ xước đồng lượng. Có thể nấu nước ngâm tay chân cho người hay bị đổ mồ hôi tay chân. Dây đau xương dùng thân dây, 8 – 12g trong ngày, sắc uống chữa bệnh tê thấp và đau nhức gân cốt, bồi bổ sức khoẻ. Có thể giã lá tươi trộn với rượu đắp lên các chỗ sưng đau. Ké đầu ngựa, dùng quả chín vàng khô. Quả có vị đắng, tính mát, tác dụng tán phong trừ thấp, ngày dùng 6 – 12g dạng thuốc sắc chữa phong thấp, tay chân co rút, các khớp sưng đau. Lưu ý, trong các thuốc giảm đau khớp có người còn dùng đến thịt rắn, rễ ô đầu… nhưng đây là những loại thuốc có độc nên khi dùng phải thật thận trọng và có sự chỉ dẫn của thầy thuốc. DS Lê Kim Phụng http://suckhoevadoisong.org/tri-benh-thap-khop-bang-thao-duoc/

THẢO MỘC ĐẶC TRỊ ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP Cần tây, Ké đồng tiền

THẢO MỘC ĐẶC TRỊ ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP Cập nhật 06-12-2010 (07 giờ 18 phút 41 giây) IP cập nhật tin ip: 27.3.171.36 ngày 12 tháng 03 năm 2013 lúc 06 giờ 48 phút 41 giây Khách xem 288 Giá sản phẩm 590.000 Đồng Thảo mộc Ấn Độ Ayurveda Artis chuyên hỗ trợ điều trị vấn đề đau nhức xương,khớp. AyuArtis là một sản phẩm nhờ kết hợp hoàn hảo giữa các loại thảo mộc nhằm hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh liên quan tới khớp hiệu quả,đã được minh chứng thiết thực qua thời gian như hồ lô ba (chống viêm, giảm đau khớp, điều hòa miễn dịch),Thổ phục linh Trung Quốc (chống viêm,giảm đau người,đau dây chằng...),... Cơ chế tác dụng: - Commiphora mukul extract : Loại cây mọc trên loại đất đá thô,trong vùng ấm áp và khô ở Ấn Độ.Nó được tìm ở sườn và chân đồi,nằm khắp các vùng Rajasthan,Gujrat,Maharashtra,Tamil Nadu,Karnadaka,Assam và Bengla Desh.Chống viêm,giảm đau các bệnh viêm khớp,bệnh thấp khớp,bệnh viêm khớp xương mãn tính. - Withania somnifera : Được tìm thấy trên khắp các vùng khô ở Ấn Độ,cũng được trồng rộng rãi.Loại cây này cũng phát triển ở Pakistan và Sri Lanka.Chống viêm,giảm đau các bệnh viêm khớp,bệnh thấp khớp,điều hòa miễn dịch. - Boswellia Serrata extract : Phát triển rộng rãi trên đồi khô khắp Ấn Độ nhưng chủ yếu là ở vùng Tây Bắc,chống viêm,giảm đau các bệnh viêm khớp,bệnh thấp khớp. - Hương phụ : Được tìm ra ở các đồng bằng trên khắp ấn Độ,đặc biệt ở Nam Ấn.Phát triển mạnh nhất trên bờ sông suối,chống viêm,giảm đau các chứng viêm khớp,bệnh gút,đau thần kinh tọa. - Cao mỏ : Trung tâm và Đông Himalaya,chống viêm,giảm đau khớp,đau cơ. - Cao hoàng kinh : Loại cây mọc trên khắp ấn Độ,chống viêm, giảm đau các chứng viêm khớp,viêm phổi. - Mức hoa trắng : Mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới Himalaya,cao 1100m trên mực nước biển.Nó còn được tìm ra trong nhiều rừng Ấn Độ ở Travancore,Assam và Uttar Pradesh,chống viêm khớp,bong gân,giảm đau lưng. - Thổ phục linh Trung Quốc : Loại cây này vốn ở Trung Quốc và Nhật Bản nhưng chất thuốc này được nhập khẩu và thường thấy ở Thị trường Ấn Độ.Ngoài ra còn mọc ở đông Himalaya và Burma.Chống viêm thấp khớp,giảm đau người,đau đầu,các phản ứng đau do viêm,đau dây chằng. - Sâm đất : Loại cây này mọc dại trên khắp Ấn Độ,ở vùng đất cát nhẹ hoặc quanh vùng đất hoang.Nó đã được khai thác trồng trọt để làm thuốc,chống viêm thấp khớp,viêm nội tạng,phù nề,cổ trướng,điều hòa miễn dịch. - Bạch tật lê : loại cây này mọc dại trên khắp Ấn Độ và Châu Phi.Loại cây bụi này phát triển mạnh ở vùng đất đen ẩm ở độ cao 300m trên mực nước biển,chống viêm khớp,giảm đau thấp khớp. - Cần tây : Chân núi N.W. Himalaya,ven đồi ở Punjab và Tây Ấn,chống viêm,giảm đau chứng thấp khớp,bệnh gút,sưng cơ xương,đau người,khô khớp. - Ké đồng tiền: Đây là loại thảo dược mọc trên đồng bằng Ấn Độ,nơi khí hậu ẩm,chống viêm dây thần kinh,chứng thấp khớp,các chứng rối loạn bởi hệ tiêu hóa, chứng đau dây thần kinh,đau thần kinh tọa - Trachyspermum Ammi : Trồng rộng khắp các vườn ở Ấn Độ,chống viêm,giảm đau thấp khớp,các phản ứng đau do viêm,đau dây thần kinh. - Cao hồ lô ba : Mọc dại ở Kashmir,Punjab và thượng đồng bằng Gangetic.Được trồng rộng rãi theo vụ mùa khắp ấn Độ,thậm chí trên đất cát và được coi như cây cải tạo và giữ đất.Loại cây này được sử dụng rộng rãi như một loại rau ở Ấn Độ,chống viêm,giảm đau thấp khớp,di chứng thấp khớp,đau do viêm,đau dây thần kinh,điều hòa miễn dịch. Công dụng : Giúp làm dịu cơn đau khớp,duy trì tính lưu động của khớp,giảm sự khô khớp. Lưu ý : - Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. - 100% từ thảo mộc tự nhiên,không chứa chất hóa học nên không gây tác dụng phụ. - Uống với nước ấm,nước mát là tốt nhất. - Bảo quản ở nơi thoáng mát. - Sử dụng trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn 60 phút. Điểm nổi bật : - Xuất xứ từ Ấn Độ,do tập đoàn K-Link International sản xuất. - Chứa đầy đủ các loại thảo mộc quý hiếm có tác dụng có lợi cho việc phục hồi cơ xương. - Điều trị tốt nhất và có chất lượng cao nhất đối với với người có vấn đề về xương,khớp và thiếu canxi. - Dùng chung với các loại thực phẩm hỗ trợ,thuốc và các loại chất hóa học sẽ làm tăng tác dụng có lợi,giãm tác dụng có hại của các loại thực phẩm hỗ trợ,thuốc và các loại chất hóa dùng trong việc điều trị bệnh. - Với giá bình quân 11.000 vnd/viên,đây là sản phẩm cao cấp của Ấn Độ,nếu bạn chịu đầu tư cho 1 sản phẩm cao cấp,bạn sẽ không phải thất vọng. - Sử dụng bền vững trong vòng 2-3 tháng có kèm theo lịch trình khám sức khỏe định kỳ của bác sỹ,bạn sẽ rất kinh ngạc với khả năng đặc biệt của Ayur Artis. - Nếu dùng Ayur Artis kèm theo 1 số loại thảo mộc hay 1 số loại sản phẩm chuyên điều trị bệnh khác của K-Link,sẽ giúp khả năng phục hồi bệnh nhanh hơn. Thời hạn sử dụng : 02 năm kể từ ngày sản xuất,thời hạn sử dụng được ghi ở cạnh nhỏ bề mặt phía dưới hộp nhãn,phía tay phải của sản phẩm bán lẻ. Chất liệu bao bì và quy cách đóng gói : - Chất liệu bao bì : vỉ nhôm,hộp giấy,màng mỏng PE. Quy cách đóng gói : 10 viên/vỉ,6 vỉ/hộp,khối lượng tịnh 415mg/viên. Giấy chứng nhận : Sản phẩm được Cục vệ sinh An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận số: 1536/2008/YT-CNTC ngày 12/3/2008. Mọi chi tiết xin liên hệ : Họ và tên : Huỳnh Lê Hoàn Vũ (Giám đốc thương hiệu) Số điện thoại : 08 6275 4272 (VP làm việc - Show room) Đường dây nóng - Hotline : 0199 344 70 71 (Cố định) 0995 938 835 (Di động) Địa chỉ : 9/4 Phạm Văn Hai,Phường 1,Q.Tân Bình,TP.HCM (VP làm việc - Showroom). 9-11 Lam Sơn,Phường 5,Q.Phú Nhuận,TP.HCM (Chi nhánh miền nam). (Vui lòng liên hệ trước 30-60 phút để chúng tôi sắp xếp chăm sóc khách hàng chu đáo,nếu quý vị muốn đến văn phòng tham quan) Email : maintaindx@yahoo.com Yahoo!Messenger : maintaindx Facebook : maintaindx Zing me : lastchange Website : https://www.facebook.com/K.LinkvietnamGroups (Nếu không thể vào địa chỉ website,quý vị vui lòng download chương trình Ultrasuft để có thể truy cập được trang web trên) Giá gốc : 590.000 vnd/60 viên/1 sản phẩm. Giá dùng thử : 22.000 vnd/2 viên. Đăng ký mua sản phẩm trực tuyến tại : https://docs.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dHZtSE1ablZpQUJNcFBnNllFdUJ0akE6MQ - Nếu có đăng ký,bạn sẽ nhận được thêm nhiều khuyến mãi theo từng tháng!!! Giao hàng tận nơi : 25.000 vnđ/1 chuyến. Xin chân thành cám ơn đã xem thông tin này!!! http://www.facebook.com/PhoenixGroups Từ khóa: Đau nhức,Xương khớp,Thấp khớp,Gout http://quangbasanpham.vn/san-pham/34695/thao-moc-dac-tri-dau-nhuc-xuong-khop.html

Điều trị chứng tê nhức chân tay theo Đông y Bảo nguyên

Điều trị chứng tê nhức chân tay theo Đông y Kế thừa từ các bài thuốc y học cổ truyền, thực phẩm chức năng của Bảo Nguyên giúp hỗ trợ điều trị tê nhức chân tay và đau nhức xương khớp một cách an toàn và hiệu quả. Tê nhức chân tay là triệu chứng phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng, từ người già đến người trẻ và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Bệnh thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể và không cần điều trị, nhưng đa phần là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác nhau, từ bệnh lành tính dễ điều trị đến bệnh phức tạp, nguy hiểm đến tính mạng. Thông thường, tê nhức chân tay khởi phát rất nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, kiến bò, rất khó chịu. Càng về sau, mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm. Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng… Nguyên nhân gây tê nhức chân tay Lý giải nguyên nhân gây tê nhức chân tay, Đông y và Tây y có những cách giải thích khác nhau. Theo Tây y, tê nhức chân tay là hậu quả của nhiều chứng bệnh như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hội chứng viêm ống cổ tay gây chèn ép và tổn thương mạch máu và dây thần kinh. Ngoài ra, những bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì, thiếu vitamin và khoáng chất… cũng dễ gây tê nhức chân tay. Tê nhức chân do chèn ép dây thần kinh tọa. Với cách nhìn nhận của Y học cổ truyền, tê nhức chân tay hay còn gọi là tê bì (ma mộc) với các triệu chứng rối loạn cảm giác ở tay, chân và chia thành 2 mức độ. Tê (ma) là hiện tượng da bị tê rần nhưng vẫn cảm nhận được kích thích và có thể sinh hoạt bình thường. Bì (mộc) là giai đoạn sau của tê, khi đó tay chân mất hết cảm giác, tê bại hoàn toàn. Người bệnh không còn cảm nhận được kích thích, khó cử động và có thể bị liệt cơ, teo cơ. Theo Đông y, tê nhức chân tay thường gặp khi sức khỏe giảm sút, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên dễ bị tác động bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết kém lưu thông, gây nên các triệu chứng tê mỏi, chân tay lạnh, tê buốt, co mỏi, các khớp đau nhức, vai gáy và lưng gối đau mỏi. Người cao tuổi, người phải làm công việc khuân vác nhiều, người chạy xe ôtô, xe máy nhiều giờ, công nhân làm việc thường xuyên phải tiếp xúc nước lạnh, môi trường ẩm ướt hay nhân viên văn phòng ít vận động, ngồi máy lạnh nhiều là những đối tượng dễ bị tác động bởi gió, lạnh, ẩm và dễ bị tê nhức chân tay. Đặc biệt, thời tiết thay đổi, nắng mưa, gió lạnh thất thường cũng khiến mức độ tê nhức tăng lên nhiều. Điều trị chứng tê nhức chân tay theo Đông y Tê nhức chân tay dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu chủ quan để bệnh tiến triển nặng và kéo dài, người mắc sẽ xuất hiện triệu chứng yếu liệt, teo cơ và khó điều trị phục hồi. Hiện nay, phương pháp điều trị tê nhức chân tay đã có nhiều tiến bộ và lựa chọn. Điều trị tê nhức chân tay cần kết hợp Đông Y và Tây Y. Khi bị đau cấp tính, người bệnh nên ưu tiên dùng thuốc Tân dược để giảm đau ngay nhưng cũng không nên lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài do tác dụng phụ của chúng, nhất là trên đường tiêu hóa cũng như gan, thận. Về lâu dài, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc Đông y do tính an toàn, cũng như hiệu quả điều trị cao. Một trong những sản phẩm điển hình trong việc điều trị tê nhức chân tay là Tê nhức chân tay Bảo Nguyên. Tê nhức chân tay Bảo nguyên nguồn gốc thảo dược nên an toàn khi sử dụng. Tê nhức chân tay Bảo Nguyên được kế thừa từ các bài thuốc y học cổ truyền, giúp hỗ trợ điều trị tê nhức chân tay và đau nhức xương khớp. Được bào chế từ các thảo dược, Tê nhức chân tay Bảo Nguyên giúp tăng cường lưu thông khí huyết và thông kinh mạch, trừ phong thấp, từ đó khắc phục các triệu chứng tê mỏi, chân tay lạnh, tê bì, tê cứng, tê buốt, co mỏi, các khớp xương đau nhức, vai gáy và lưng gối đau mỏi. Người bị tê nhức chân tay do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, tiểu đường hoặc người làm việc trong môi trường lạnh, mưa gió, ít vận động… nên dùng Tê nhức chân tay Bảo Nguyên với liều 3 viên mỗi lần, ngày 2 lần và nên dùng đợt kéo dài 3 tháng. Đồng thời, người bệnh cũng nên chú ý tập luyện thể dục hằng ngày, ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, bổ sung chất dinh dưỡng và khoáng chất. Mọi tư vấn về tê nhức chân tay và đau nhức xương khớp, liên hệ 043.995.3167. Thông tin chi tiết, xem tại http://benhhoc.vn/co-xuong-khop/503/Te-nhuc-chan-tay.aspx

Đinh hương - Liệu pháp tự nhiên điều trị răng đau nhức

Đinh hương - Liệu pháp tự nhiên điều trị răng đau nhức Vài nét về đinh hương Đinh hương được coi là một gia vị sử dụng trong một loạt các món ăn và nó cũng là một loại thuốc thảo dược giúp điều trị đau răng hữu hiệu. Cây đinh hương là cây xanh quanh năm. Lá của nó dài và có số lượng lớn hoa màu đỏ thẫm. Nụ hoa đinh hương này cũng thường được lấy xuống và sấy khô. Các tác dụng của đinh hương Đinh hương có chứa hóa chất gây mê rất mạnh gọi là eugenol. Eugenol không chỉ là một chất gây mê nó còn gây tê dây thần kinh và giảm đau. Ngoài ra, nó có tính sát trùng và giúp tiêu diệt vi trùng giảm thiểu sự nhiễm trùng. Theo nhiều nghiên cứu, chất gây mê eugenol có trong đinh hương cao hơn gấp khoảng 20 lần so với eugenol có trong những loại thảo dược khác. Sử dụng đinh hương điều trị đau nhức răng Bạn có thể thấy đinh hương có sẵn dưới các hình thức khác nhau. Nhưng 03 hình thức bạn có thể gặp là ở dạng bột, tinh dầu và cây đinh hương. Khi bạn đang sử dụng đinh hương để điều trị đau răng, bất kỳ các hình thức nào cũng có thể được sử dụng. Bạn chỉ có thể phải thử một vài hình thức khác nhau để xem bạn hợp với hình thức sử dụng nào thôi. Bột đinh hương Hầu hết mỗi nhà thường có sẵn bột đinh hương trong nhà bếp của mình. Để sử dụng bột đinh hương, bạn đặt một ít bột giữa các khu vực răng bị đau. Sau một vài phút bột đinh hương sẽ kết hợp với nước bọt và một phần miệng của bạn sẽ bị tê. Ngoài ra, những nụ hoa khô của cây đinh hương cũng có thể được sử dụng để giảm đau nhức răng. Để sử dụng nụ đinh hương giảm đau răng, bạn hãy nhai hoa đinh hương và giữ chúng trong miệng của bạn. Sau một vài phút, chúng sẽ bị làm mềm. Điều này sẽ phép các loại dầu đinh hương sẽ được tiết ra và hòa trộn với nước bọt của bạn giúp giảm đau nhức. Dầu đinh hương Tinh dầu của cây đinh hương bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở hầu hết các hiệu thuốc, mặc dù bạn có thể cần phải hỏi ý kiến các dược sĩ trước khi sử dụng chúng. Tinh dầu đinh hương là một chất gây mê mạnh mẽ và vẫn được nhiều bác sĩ, nha sĩ ưa chuộng sử dụng trong nhiều năm. Song bạn vẫn nên sử dụng tinh dầu đinh hương một cách thận trọng nhé. Để sử dụng tinh dầu đinh hương trực tiếp từ lọ, bạn có thể nhúng một tăm bông vào lọ tinh dầu này và sau đó cẩn thận chà xát tăm bông vào xung quanh khu vực răng bị đau nhức. Đặc biệt, nếu bạn bị đau răng từ một dây thần kinh khi tiếp xúc. Trong trường hợp này, hãy cố gắng đặt miếng gạc vào trong khoang miệng có chứa dây thần kinh. Một cách khác để sử dụng dầu đinh hương là sử dụng nén chúng với răng đau: - Súc miệng bằng nước ấm Listerine hoặc nước muối. - Trộn vài giọt tinh dầu đinh hương với một nửa thìa cà phê dầu ô liu. - Ngâm một quả bóng bông trong hỗn hợp này và nén nó trên các răng bị đau nhức Khi nào thì đến nha sĩ? Sử dụng đinh hương để giảm đau nhức răng chỉ là một biện pháp tạm thời. Nó sẽ làm giảm đau nhanh chóng nhưng sẽ không điều trị triệt để những nguyên nhân gây ra đau nhức răng như áp xe, nhiễm trùng... Tất cả những vấn đề của răng miệng này luôn cần sự điều trị kịp thời của nha sĩ. Quá trình chờ đợi chỉ làm cho tình trạng răng miệng của bạn tồi tệ hơn. http://baithuochay.net/home/?frame=bai-thuoc&p=195&dinh-huong---lieu-phap-tu-nhien-dieu-tri-rang-dau-nhuc.html

Rau mồng tơi Thảo dược trị bệnh viêm xương khớp

Thảo dược trị bệnh viêm xương khớp 0 NHẬN XÉT Bệnh viêm xương khớp là bệnh phổ biến. Viêm xương khớp khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng do những cơn đau. Sau đây là những loại thảo dược cực hay giúp bạn điều trị bệnh viêm xương khớp. Khớp gồm nhiều thành phần khác nhau: sụn khớp, bao hoạt dịch, dây chằng, cơ và gân cơ. Sụn khớp hay đầu xương bị tổn thương sẽ gây tăng ma sát hai đầu xương, dẫn đến tiến trình viêm. Các thao tác, cử chỉ từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ đều có sự tham gia của các ổ khớp. Vì vậy, khi ổ khớp bị viêm, các hoạt động của chúng giảm tầm hoạt động, gây cứng khớp, từ đó khiến bạn bị đau. Viêm xương khớp khiến bạn rất đau đớn. Tuy nhiên, không có cách nào chữa trị hoàn toàn được căn bệnh này mà chỉ là giúp bạn bớt đau mà thôi. Hãy cùng khám phá những loại thảo dược sau đây để giảm hiện các triệu trứng của bệnh viêm xương khớp. Nghệ Rất nhiều các chuyên gia y tế đề nghị sử dụng nghệ để điều trị bệnh viêm khớp do đặc tính chống viêm của nó. Hiện nay rễ cây nghệ đã được các nhà khoa học sử dụng để làm thuốc chữa bệnh viêm khớp. Nếu bạn không thích uống thuốc, thì việc sử dụng nghệ trong những bữa ăn hàng ngày cùng là cách hiệu quả để hạn chế những cơn đau do viêm xương khớp gây ra. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng loại thảo dược này nó có thể gây ra hiện tượng như rối loạn dạ dày hay làm trầm trọng hơn các vết loét. Đặc biết khi bạn đang có vấn đề liên quan đến túi mật thì tốt nhất không nên sử dụng loại thảo dược này, vì chúng có thể gây ra tình trạng xấu. Cây tầm ma Cây tầm ma là loại thảo dược thường xuyên được sử dụng để trị bệnh viêm khớp. Nước chiết xuất từ cây tầm ma có tác dụng giảm đau do viêm khớp xương gây ra. Hiện nay, trên thị trường cây tầm ma được triết xuất ở dạng nước và dạng mỡ, vì vậy việc sử dụng nó rất dễ dàng. Trong một số trường hợp, việc sử dụng cây tầm ma có thể sẽ gây ra tác dụng phụ nhẹ như phát ban ở một số người. Gừng Các chuyên gia y tế cho biết gừng có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm các cơn đau, vì vậy nó cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc giúp bạn loại bỏ các cơn đau của chứng viêm xương khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp gừng có thể gây ra hiện tượng đầy hơi, ợ hơi và buồn nôn. Chất Bromelain Bromelain sở hữu đặc tính kháng viêm, vì vậy nó có tác dụng rất lớn trong việc chống lại các viêm nhiễm liên quan đến viêm xương khớp. Chất Bromelain có rất nhiều trong quả dừa. Vì vậy, nếu bạn đang bị căn bệnh viêm xương khớp hành hạ thì ăn dừa thường xuyên là cách tuyệt vời để giảm các cơn đau. Trên đây là những thảo dược đặc biệt tốt trong việc điều trị bệnh viêm xương khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng liều lượng sao cho đúng với tình trạng bệnh của mình đòi hỏi phải có ý kiến của các chuyên gia. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng. http://daunhucxuongkhop.blogspot.com/2012/09/thao-duoc-tri-benh-viem-xuong-khop.html Rau mồng tơi trị đau nhức xương khớp Tags: rau mồng tơi, đau nhức, nhức xương, xương khớp, ung thư, ăn, giúp, trị, 1, nấu Rau mồng tơi quen thuộc với mọi người, nhưng công dụng lớn của rau mồng tơi thì ít ai biết. n Mồng tơi tính hàn, thích hợp cho mùa hè. Cả Đông và Tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận tràng. Các nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất béo, tôt cho người có mỡ và đường máu cao. Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), ngoài việc được dùng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi còn được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh như táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu tiện không thông, đái dắt, đái nhỏ, chứng ngực bồn chồn, đầy tức và cầm máu, giúp vết thương mau lành. Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi: Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ănrau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi cócác vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắtnên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ănnóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt. Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Rau mồng tơi 500 g, cho mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón. Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài (ảnh minh họa) Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Lá mồng tơi còn có tác dụngdưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đềulên mặt vài lần trước khi đi ngủ. Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt. Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp. Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả. Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương lợn (xương ống tốt hơn). Hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng. Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau giền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước cơm rượu. Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật. Viet Bao.vn (Theo Alobacsi)